Làm Sao Biết Người Thực Hành Thiền Có Huệ
Thầy: – Muốn biết một người thực hành Thiền có huệ, ta cần dựa vào các mặt:
Về mặt Huệ, khi xem Kinh, xem Luận, vị đó lãnh hội dễ dàng nội dung lời Phật dạy trong Kinh, lời Tổ nói trong Luận. Vị đó thông suốt chân tánh hiện tượng thế gian như Tam Pháp Ấn, Tứ Pháp Ấn, hay Chân Như Tánh, Không Tánh, Pháp Tánh, và nắm vững 4 thứ trí trong pháp Tứ Đế, gồm Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí. Đọc Thêm
Kinh Bāhiya là bài kinh Phật dạy liên hệ đến những chức năng bên trong cơ chế tánh giác gồm tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và nhận thức không lời. Đây là bài kinh được chúng tôi rút ra từ trong kinh Phật Tự Thuyết, Chương 1, Phẩm Bồ Đề, thuộc Tiểu Bộ Kinh của kinh tạng Pāli, thuộc hệ kinh Nguyên Thủy. Đọc Thêm
Cũng như ở lớp Căn Bản, chúng tôi cho biết rằng con người có ba loại Biết. Muốn đi vào con đường Thiền đúng, người mới tu, cần nắm vững 3 loại Biết đó, để đi mà không sợ lạc. Cuộc đời quá ngắn. Ta cần đi thẳng. Ta không nên tu mò. Không nên đi lòng vòng. Bây giờ muốn đi vào Đường Tâm Linh, chúng tôi cũng vạch ra rõ ràng là con người vốn sở hữu 3 nhóm Tâm: Nói theo thực tiễn, đó là tâm đời, tâm đạo và tâm linh. Đọc Thêm
Tỉnh Thức Biết – Thầm Nhận Biết
Thầy nói: Trong Thiền có nhiều phương thức thực hành để phát huy trí tuệ. Trong lớp Căn bản, quí vị đã học 2 kỹ thuật không dán nhãn đối tượng và chú ý trống rỗng. Bây giờ chúng tôi hướng dẫn thêm 2 kỹ thuật nữa đó là tỉnh thức biết và thầm nhận biết. Đọc Thêm
Thầy nói: Thông thường dụng ngữ “Tự Lực” được dùng để chỉ cho sự tự dựa vào sức mình để làm điều gì, việc gì mà chính điều đó giúp cho ta có kinh nghiệm về việc đó. Ta không thể nhờ người khác làm để ta có kinh nghiệm về việc đó được. Đọc Thêm
Những lợi ích của tập Thiền dưới ánh sáng của khoa học vềbộ não
Từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây, có nhiều người trong giới tu hành Phật giáo hướng đến các khoa học về con người, đặc biệt là khoa học về thần kinh não bộ Đọc Thêm
Giảng rộng về Thập Nhị Nhân Duyên
Nội dung của 12 Duyên Khởi mô tả về tiến trình sống của con người nằm trong ba giai đoạn:
1) Quá khứ: gồm Vô Minh và Hành.
2) Hiện tại: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu.
3) Tương lai: gồm Sinh và Lão tử.
Tất cả ba giai đoạn đó tương tác với nhau để làm nhân và làm duyên lẫn nhau. Đọc Thêm
Khí Công Vấn Đáp – Những trợ duyên thiết thực của Khí Công đối với sự thực hành Thiền
1. Hỏi: – Thưa Thầy. Hôm nay có mặt đông đủ, chúng con thỉnh Thầy vui lòng chỉ dạy chúng
con phương pháp thở theo Khí Công mà chúng con được biết Thầy có nhiều kinh nghiệm. Đọc Thêm
Tôi là người ít khảo cứu về Tâm lý học, không dám lạm bàn về vấn đề rất bao la này mà xưa nay bao nhiêu bậc cao nhân thông thái đã đề cập đếnĐọc thêm
Phật pháp luôn có hai mặt: Tục Đế và Chân Đế.Đọc thêm
- Thấy Niệm
- Dừng Niệm
- Làm Chủ NiệmĐọc thêm
Kính Bạch Thầy,
Con ghi lại mấy dòng nầy để kính tạ ơn Thầy đã nhổ đinh tháo chốt cho con khỏi bị vướng kẹt bao nhiêu nămĐọc thêm
Hầu hết Phật tử chúng con, ai mà chẳng có đọc tụng qua câu “Nguyện Giải Như Lai Chơn Thật Nghĩa” trong bài khai kinh kệ Đọc thêm
Tôi quy y từ lúc còn nhỏ, khoảng năm 1936, lúc tôi còn đang nghỉ hè, sắp sửa lên Mỹ Tho để thi vào Trung Học.Đọc thêm
Kính thưa Thầy,
Bây giờ là 11 giờ đêm 7 tháng 10 năm 1998; sau một giấc ngủ ngon hai tiếng- vì mấy ngày nay con bịnh cảm cúm, nằm li bì trên giường, đầu nặng trĩu- con thức dậy, thấy khỏe một chút, định ngồi Thiền giấc khuya như mọi khi, nhưng chợt con có ý định bắt đầu viết một bài trình Thầy về tất cả những gì con thực sự đã trải qua từ khi tu học dưới sự hướng dẫn của Thầy.Đọc thêm
Đã qua 6 năm rồi con không viết bài riêng trình Thầy. Trong khoảng thời gian này, có vài bài trình cuối khóa, đã trình trước Thầy và trước lớp, lớp trung cấp 1, lớp trung cấp 2 Bát Nhã, lớp cao cấp 1 và 2 Tâm Lý Học Phật Giáo…Đọc Thêm
Đây chỉ là bài tiểu luận của một thiền sinh sơ cơ, mới học Thiền được 4 năm. Tuy nhiên, nói 4 năm là nói cho có, thật ra thời gian thật sự dụng công chỉ trong 3 mùa Hạ nhập thất, mỗi mùa 3 tháng, dụng công theo giờ giấc qui định của thiền môn, Đọc thêm
Kính thưa thầy,
Trong bài trình thứ nhất, con kể lại những sự kiện xảy đến cho con trong quãng thời gian 4 năm (1994-1998) từ khi con được gặp Thầy.Đọc thêm
Trong văn chương bình dân của chúng ta, có câu hát ru em:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.Đọc thêm
Chuyển hóa, con nhớ Thầy thường dịch là từ “transform.” Nó khác hơn từ “change”, “change” có nghĩa là thay đổi. Chuyển hóa có ý nghĩa sâu sắc hơn là thay đổi, đó là từ xấu chuyển đổi trở thành tốt hơn, từ si mê chuyển đổi trở thành sáng suốt hơn…Đọc thêm
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán.Đọc thêm
Tổng-Kết-Tâm-Lý-Học-Phật-Giáo-3-và-4
Hôm nay là ngày bế giảng lớp Cao Cấp 3 và 4 Tâm Lý Học Phật Giáo khoá III tổ chức tại Thiền Viện Tánh Không, Nam California. Con, An Như, trưởng lớp 3 và 4 xin trình bày tóm lược những gì chúng con được Thầy hướng dẫn trong 17 ngày qua. Dọc Thêm
_____________________________________________________________________
Tìm hiểu ba thân trong Phật Giáo
Những ngày cuối năm, thời gian mọi nơi chừng như ngưng đọng để chào đón một mùa Xuân tương lai tươi đẹp, hoa nở muôn màu cùng nhau khoe sắc thắm dịu dàng, mỗi loài hoa một thứ, đang nhả hương thơm đậm đà hay thoang thoảng, hoà quyện trong không gian thanh mát, khiến lòng người phút chốc tạm quên đi những lo toan mỏi mệt đời thường.Đọc thêm
Đức Phật Thích Ca: Lịch Sử và Huyền Thoại
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Đọc Thêm
Định là gì ? Định là trạng thái nhất tâm hay tâm thuần nhất, trong đó tiến trình ngôn ngữ không khởi ra mà chỉ có sự nhận biết môi trường rất vững chắc.Đọc thêm
Mỗi cuối năm khi hoa mai, hoa đào bắt đầu nở, khi ngoài trời vài cơn gió hiu hiu lạnh nhẹ nhàng lướt qua trên cành cây ngọn trúc, thì chúng ta biết là mùa Xuân đang về. Đọc Thêm